Trong giảng dạy, không chỉ đơn giản là giáo viên giảng bài và học sinh nghe theo, cách thức truyền thống này đối với thế hệ học sinh hiện nay, sẽ rất dễ gây nhàm chán cho cả học trò và giáo viên, dẫn đến hiệu quả của buổi học không được như ý muốn. Chính vì vậy, các giáo viên thường áp dụng một số phương pháp mới mẻ, vừa giúp củng cố kỹ năng vừa giúp kiến thức tiếp thu dễ hơn, đồng thời tăng tính sáng tạo và nhanh nhẹn cho học sinh. Thế nên, hôm nay ta hãy cùng tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực ở THPT .
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀ GÌ ?
Nói đơn giản, phương pháp dạy học chính là cách thức tăng sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh ở trong buổi dạy học, nhằm đạt được và củng cố các mục tiêu của việc dạy học.
Quan điểm trong phương pháp dạy: Nguyên tắc dạy học, môi trường và điều kiện, cơ sở lý thuyết cần có, mô hình xây dựng phương pháp giảng dạy.
Phương pháp dạy: thảo luận, nghiên cứu, chơi trò chơi, đóng giả tình huống, học theo nhóm,…
Kỹ thuật dạy học: cách thức chia nhóm, tổ chức hoạt động, cách đặt câu hỏi và trả lời,…
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở THPT:
Dạy học theo cách chia nhóm:
-
Cách thức hoạt động:
Giáo viên: Giới thiệu chủ đề – chia nhóm( có thể dựa vào bốc thăm, giáo viên chia hoặc để các học sinh tự tạo nhóm) – xác định nhiệm vụ riêng cho từng nhóm hoặc 1 nhiệm vụ chung cho tất cả các nhóm.
Các nhóm đã chia: chọn chỗ làm việc riêng cho nhóm – thảo luận và lập kế hoạch những việc – tạo một quy tắc chung cho cả nhóm để việc giải quyết công việc- phân công 1 bạn đại diện báo cáo kết quả.
-
Ưu điểm:
Phát huy được sự sáng tạo và tích cực của học sinh.
Phát huy được khả năng đoàn kết và có tính trách nhiệm trong nhóm của học sinh.
Dạy học bằng cách giải quyết tình huống:
-
Cách thức hoạt động:
Giáo viên: đưa ra 1 câu chuyện được viết dưới dạng tình huống( có thể là văn bản, video,…) – đặt ra vấn đề xảy ra trong tình huống- yêu cầu học sinh trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
Học sinh: xác định vấn đề cần giải quyết- tìm kiếm thông tin liên quan đến tình huống – liệt kê các khả năng có thể giải quyết tình huống- phân tích, chọn lọc giải pháp hợp lý – thực hiện đưa ra giải pháp đã chọn.
- Ưu điểm:
Kích thích tính tự lực giải quyết vấn đề của học sinh, rèn luyện khả năng và ứng xử đúng đắn trước các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống thật.
Dạy học bằng cách tổ chức hoạt động, trò chơi:
Giáo viên: phổ biến về trò chơi, hoạt động( quy tắc, nội dung,…)- làm mẫu thử một lần để học sinh nắm rõ quy tắc hơn-cho học sinh bắt đầu trò chơi và quan sát- đánh giá hoạt động khi đã kết thúc- thảo luận về ý nghĩa của hoạt động.
Học sinh: quan sát kỹ lần chơi thử để hiểu rõ quy tắc- phối hợp teamwork để hoàn thành – thông qua đánh giá để từ đó rút kinh nghiệm cho lần sau- suy nghĩ về ý nghĩa.
Một số kỹ thuật giảng dạy tích cực:
- Khăn trải bàn: tổ chức các hoạt động cá nhân và theo nhóm để phát triển tính độc lập và có trách nhiệm của mỗi học sinh, đồng thời tăng tương tác giữa các học sinh.
- Brainstorming( động não): đưa ra vấn đề chung và tập hợp tất cả ý kiến của mọi học sinh, từ đó huy động nhiều tư tưởng độc đáo và mới mẻ trong một chủ đề, giúp phát triển tính sáng tạo và khả năng tư duy suy nghĩ của học sinh.
- Bể cá: đưa ra 1 vấn đề cụ thể cho 1 nhóm xử lý, tất cả học sinh còn lại sẽ đứng ở ngoài quan sát và đưa ra nhận xét về: cách hoạt động nhóm, tính đoàn kết,… sau khi nhóm đó đã kết thúc nhiệm vụ. Kỹ thuật này phát triển được khả năng nhìn và phán đoán của học sinh, giúp học sinh học hỏi và nhìn nhận tốt hơn hẳn.
- Tia chớp: đưa ra 1 câu hỏi và yêu cầu trả lời một cách chớp nhoáng và lập tức chỉ trong vài câu ngắn gọn. Kỹ thuật này giúp phát huy khả năng giao tiếp và cải thiện không khí học tập chung của lớp học, giúp học sinh suy nghĩ nhanh vấn đề và tóm gọn những điều cần giải thích.
CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ TRONG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đối với giáo viên:
- Nắm vững kiến thức chuyên môn.
- Có kỹ năng ứng xử khéo léo trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn.
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.
- Biết định hướng học sinh đi theo mục tiêu đã đề ra ban đầu.
Đối với học sinh:
- Xây dựng được khả năng thích nghi với các phương pháp giảng dạy.
- Có tính tự giác và trách nhiệm trong học tập.
- Phù hợp với mọi điều kiện và hoàn cảnh.
Đối với nhà trường:
- Phổ biến phương pháp dạy và vai trò của phương pháp dạy đến toàn trường.
- Có thái độ tôn trọng, đồng tình với các đề xuất, sáng kiến mang tính tiến bộ của giáo viên và học sinh.
- Hỗ trợ để phương pháp dạy phù hợp với môi trường và điều kiện, từ đó giúp hiệu quả của phương pháp dạy đạt hiệu quả tối đa.
Những phương tiện kỹ thuật cần có: sách giáo khoa, thiết bị dạy học,…
Với các phương pháp dạy học tích cực ở THPT mà chúng tôi tổng hợp. Chúc các bạn tìm được phương pháp học tích cực ở THPT.