Phát triển kinh tế văn hóa miền núi luôn là vấn đề được cân nhắc, ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của nước ta. Mà điều kiện đi đầu đó chính là vấn đề đi lại của họ. Vậy với câu hỏi tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?. Cùng làm câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Giao thông vận tải là gì?
Để thấy được tầm quan trọng của giao thông vận tải ta cần hiểu đó là gì? Thứ nhất, vận tải là một ngành đặc biệt đi song song gắn liền với sự phát triển văn minh nhân loại, hiểu đơn giản nhất, vận tải còn là một ngành giúp vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua các loại hình phương tiện giao thông khác nhau để phục vụ nhu cầu của con người.
Từ đó, giao thông vận tải chính là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, là ngành giúp cho giao thông của các vùng miền được thông suốt và thống nhất với nhau, thông qua đó giúp con người dễ dàng di chuyển, đi lại trao đổi văn hóa giữa các vùng miền khác nhau.
Tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Sau khi hiểu được khái niệm thế nào là giao thông vận tải, tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước? cũng dần được hiểu rõ hơn.
Thứ nhất, Cơ hạ tầng giao thông chính là một trong những điều kiện đầu tiên để phát triển kinh tế, văn hóa.
Thứ hai, vùng miền núi khác với đồng bằng, địa hình ở đây gây rất nhiều trở ngại đối với người dân nên khi muốn giao lưu văn hóa, học tập, phát triển tri thức đề rất khó khăn
Thứ ba, một khi giao thông miền núi phát triển, sẽ thúc đẩy hơn sự học tập, giao lưu giữa các dân tộc ở đây, hay cả giữa vùng miền núi và đồng bằng, sẽ giúp phá bỏ được lối sống cô lập, tự cung tự cấp ở miền núi.
Thứ tư, Miền núi được xem như là một trong những địa điểm giàu các tài nguyên khoáng sản.Chính vậy, nếu tình hình giao thông được cải thiện sẽ làm cho công việc khai khoảng được thuận tiện. Cũng như nhiều tài nguyên có thế mạnh khác như cũng được khai thác triệt để.
Từ đó sẽ tạo lập được rất nhiều lâm, nông, công trường lớn, thu hút được nhiều sức lao động, tạo công ăn việc làm tốt cho đồng bào miền núi cũng như thu hút được dân cư đồng bằng di cư lên đây sinh sống.Thúc đẩy, góp phần phân chia cơ cấu dân số, phân công lao động và hình thành lên cơ cấu kinh tế miền núi bao gồm y tế, giáo dục,..
Ý nghĩa và tiềm lực kinh tế mang lại
Ý nghĩa lớn nhất chính là cải thiện được đời sống cho nhân dân miền núi, từ đó dần dần thúc đẩy, tạo thế cân bằng giữa các vùng miền đưa Việt Nam ngày một phát triển hơn nữa.
Miền núi chính là nơi sinh sống của đại đa số dân tộc thiểu số, với những nền văn hóa rất riêng, mang màu sắc độc đáo, tươi đẹp. Việc phát triển giao thông miền núi tiếp sau đó mới là văn hóa là bởi vậy. Việc phát triển giao thông vận tải sẽ tạo điều kiện tốt nhất để sản xuất kinh tế. Đây cũng là một trong bốn tiêu chí bao gồm điện, đường, trường, trạm để qua đó giúp phát triển và nâng cao đời sống của người dân miền núi.
Nếu đẩy tiến bộ của giao thông vận tải ngày càng lên cao thì dân cư không cần tập trung ở gần nơi làm việc, hay gần các trung tâm thành phố, đô thị. Họ có thể ở các vùng ngoại thành, phụ cận, cách xa nơi làm việc, vừa giảm được ùn tắc, ô nhiễm môi trường, vừa giúp phân bố dân cư đồng đều hơn cho Đất nước.
Có rất nhiều ví dụ thực tế cho thấy rằng việc “tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?” là đúng.
Hai kênh đào lớn trên thế giới phải kể đến là Suez và Panama cùng với phát triển của giao thông đường biển góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, giúp nó diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn. Từ đó giúp các quốc gia hai bên bờ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trở thành trung tâm kinh tế nhộn nhịp.
Thêm một ví dụ nữa ở Việt Nam. Con đường Hồ Chí Minh được xây dựng đã giúp Đất nước ta phát triển tốt kinh tế ở hai khu vực phía Tây miền Trung và Tây Nguyên, từ đó góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.
TỔNG KẾT
Từ hiểu được giao thông vận tải là gì, đến nắm rõ ý nghĩa của nó đối với việc phát triển văn hóa miền núi, chính vậy đã giúp trả lời được câu hỏi “tại sao nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước ?”
Phát triển giao thông miền núi chính là điều làm giảm sức ép của các thành phố lớn, đô thị hiện đại. Còn ở miền núi, nhờ có giao thông vận tải mà con người có thể tập trung sinh sống, phát triển kinh tế từ đó giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập một cách đồng đều và bền vững.