Xây dựng tầng hầm nhà phố luôn đòi hỏi kỹ năng, sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm của đơn vị thi công. Đặc biệt là khi xây dựng ở khu dân cư đông đúc, việc xác định biện pháp thi công tầng hầm hợp lý luôn là một bài toán khó. Hãy cùng tìm hiểu ngay các giải pháp thường được các đơn vị thi công sử dụng qua bài viết sau đây.
1. Các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố
Hiện nay, có khá nhiều biện pháp thi công tầng hầm nhà phố được sử dụng. Về cơ bản, đơn vị thi công sẽ thường sử dụng các biện pháp sau.
1.1. Sử dụng biện pháp đào mở, thi công từ dưới lên
Phương pháp này được sử dụng phổ biến, áp dụng với đặc điểm chiều sâu hố đào không quá lớn, đất đào dính (góc ma sát trong của đất lớn), mặt bằng thi công rộng.
Sử dụng biện pháp đào mở, thi công từ dưới lên
Với cách này, đội thi công sẽ đào hố đạt đến độ sâu cần thiết để đặt móng nhà. Tùy vào tình hình địa chất, khối lượng đất cần đào và khả năng bảo đảm thiết bị mà đơn vị thi công sẽ lựa chọn phương pháp đào thủ công hoặc sử dụng máy móc hỗ trợ. Sau khi hố đã đào xong, quá trình thi công tầng hầm sẽ được thực hiện theo thông thường, từ dưới lên trên.
Phương pháp thi công tầng hầm này thường dễ gây mất ổn định thành hố đào. Quá trình thi công có thể bị sụt lún quanh thành hố. Để khắc phục hiện tượng này, người ta có thể gia cố thêm bằng thành tường cừ tràm, các cọc bê tông, cọc thép thưa. Sau đó đội thợ tiến hành ghép ván hoặc phun vữa bê tông giữa hai cọc để giữ đất, khoan liền nhau các cọc để tạo vách bảo đảm giữ ổn định thành hố.
Đánh giá các ưu điểm và hạn chế của phương pháp đào mở:
Ưu điểm |
Hạn chế |
|
|
Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu quá trình thi công tầm hầm nói riêng và nhà phố nói chung, chủ nhà cần đảm bảo nắm rõ các quy định xây dựng nhà phố để tránh các vi phạm không đáng có.
1.2. Sử dụng biện pháp ép cừ Larsen
Ép cừ Larsen là phương pháp ép loại ván thép đặc, trọng lượng nhẹ, chịu lực tốt xuống đất thành đường bo xung quanh công trình. Trước khi đào đất, người ta tiến hành ép cừ Larsen để tạo tường bao.
Thi công hầm bằng phương pháp dùng cừ Larsen
Biện pháp này đảm bảo cho công trình được kiên cố, tránh tình trạng sụt lún. Với các công trình sử dụng cọc khoan nhồi làm móng, quá trình khoan nhồi sẽ được thực hiện đồng thời với thi công tường cừ. Tường cừ sử dụng cần đảm bảo về cường độ, độ ổn định dưới các tác động của áp lực đất và các loại trọng tải do được cắm neo trong đất.
Đánh giá các ưu điểm và hạn chế của phương pháp cừ Larsen:
Ưu điểm |
Hạn chế |
|
|
Sau khi ép cừ Larsen, đơn vị thi công sẽ thực hiện đào đất và triển khai xây dựng hầm. Bên cạnh đó, chủ nhà cần lưu ý quá trình thi công luôn đảm bảo đúng theo các quy định xây hầm nhà phố.
2. Quy trình thi công tầng hầm đạt chuẩn chủ nhà cần nắm
Để đảm bảo chất lượng hạng mục và tiến độ xây dựng hầm, chủ nhà cần nắm được quy trình 6 bước cơ bản thi công hầm đạt chuẩn dưới đây.
- Bước 1 – Đánh giá địa chất khu vực, sử dụng biện pháp chống sạt lở: Trước khi thi công, cần khảo sát và đánh giá khu đất để tìm hiểu và hiểu rõ địa chất tại khu vực thi công dự án, bên cạnh đó cần tìm hiểu về kết cấu của các công trình lân cận (sử dụng phương án móng gì, kết cấu được thiết kế ra sao). Từ đó đội thi công có thể đưa ra các biện pháp chống sạt lở để bảo vệ công trình.
- Bước 2 – Gia cố bảo vệ thành hố đào:. Nếu công trình được xây dựng trên nền đất cứng, ổn định thì có thể gia cố nền bằng phương pháp làm móng bè.
- Bước 3: Đào đất tầng hầm, vận chuyển ra khỏi công trình: Sau khi gia cố nền móng xong, đội thi công tiến hành đào đất tạo không gian thi công và vận chuyển đất thừa ra khỏi công trình. Trong quá trình thi công đào đất cần có phương án theo dõi các công trình lân cận để tránh rủi ro gây sạt lở, sụt lún ảnh hướng tới công trình lân cận.
- Bước 4 – Thi công móng và sàn hầm: Khi đã đào xong không gian xây dựng hầm, đội thợ sẽ thi công phần móng và sàn hầm. Các công việc cần làm bao gồm đổ bê tông lót móng, lót sàn, cốt pha móng, cốt thép móng sau đó thi công bê tông hoàn thiện.
- Bước 5 – Thi công vách hầm: Đây là khâu quan trọng, quyết định đến chất lượng tầng hầm và công tác bảo trì, chống thấm về sau. Thi công vách hầm cần đảm bảo độ phẳng, độ chắc chắn và chuẩn xác theo phương thẳng đứng. Đặc biệt cần lưu ý xử lí chống thấm cho phần tiếp nối giữa móng và tường hầm cũng như phần tường hầm và sàn tầng trệt. Đây là vị trí rất quan trọng có yếu tố quyết định tới việc chống thấm cho tầng hầm.
- Bước 6 – Đổ nền tầng trệt, thi công phần thô trên mặt đất: Khi hoàn thiện thi công vách hầm, cần chờ đến ngày vách đạt cường độ chịu lực ổn định. Sau đó đội thợ tiến hành tháo hệ giằng cừ và thi công nền tầng trệt cùng phần thô trên mặt đất..
Nếu chủ nhà đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà phố, đặc biệt yêu cầu về kỹ thuật thi công tầng hầm thì hãy đến với Xây Tổ Ấm. Xây Tổ Ấm tự hào là nền tảng chuyên kết nối chủ nhà với nhà thầu xây dựng nhà phố uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu. Đội ngũ chuyên gia chuẩn Nhật sẽ giúp chủ nhà đơn giản hóa việc lựa chọn nhà thầu trong mạng lưới đã được xác minh năng lực kỹ lưỡng.
Trên đây là tổng hợp các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Chủ nhà có thể tham khảo để có thêm nguồn kiến thức để cùng tham gia giám sát quá trình thi công nhà ở của mình.