Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh tại đây.
Nhưng trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem lập câu hỏi cho phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh cần những yêu cầu gì nhé!
Phiếu khảo sát là gì?
Theo kiến thức của Xã hội học, khảo sát là một mô hình thu thập dữ liệu bằng phương pháp thủ công với bộ các câu hỏi và các phương án lựa chọn cho đối tượng được khảo sát.
Hiện nay, mô hình này còn được thực hiện gửi và điền tự động thông qua các biểu mẫu trên ứng dụng Google.
Phiếu khảo sát ghi lại các ý kiến của một nhóm đối tượng nhất định, Nó là công cụ điều tra phổ biến nhất trong nghiên cứu thị trường, thường được dùng để ghi chép các ý kiến của khách hàng theo phương pháp phỏng vấn.
Làm phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh như thế nào?
Bước 1: Xác định mục tiêu khảo sát
Theo tâm lý, nhiều người thường sẽ không trả lời phiếu khảo sát nếu họ không hiểu rõ mục đích của nó. Các bậc phụ huynh học sinh cũng vậy. Họ cũng cần phải biết bài khảo sát đem lại mục đích gì cho định hướng giáo dục của nhà trường và cho sự phát triển của các con. Bạn không cần giải thích dài dòng, chỉ cần vài câu giới thiệu ngắn gọn mà chân thành, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả hơn đấy!
Ví dụ, bạn đang tiến hành khảo sát về nhu cầu cho con học tiếng anh của phụ huynh học sinh lớp 1 thì bạn nên xác định rõ mục tiêu của phiếu khảo sát là thu thập được bao nhiêu câu trả lời, nhu cầu và mức độ cho con học của phụ huynh được chia thành những nhóm nào, …
Bước 2: Xác định nhóm đối tượng được khảo sát
Nhóm đối tượng được khảo sát được coi như là khách hàng mà phiếu khảo sát hướng đến thu thập dữ liệu, thông tin từ họ. Sự ủng hộ và nhiệt tình tạo điều kiện của họ sẽ giúp cho bài khảo sát được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Tiếp theo ví dụ trên, nhóm đối tượng được khảo sát sẽ không phải là tất cả phụ huynh trong các trường mà chỉ tập trung vào nhóm phụ huynh học sinh lớp 1 của một vài trường tiểu học nào đó mà thôi.
Bước này sẽ giúp bạn khoanh vùng để phát phiếu khảo sát cũng như giới hạn các nội dung trong bảng hỏi.
Bước 3: Lập bảng câu hỏi
Đây là bước thiết yếu, là công việc chính khi thực hiện khảo sát. Nội dung và hình thức của câu hỏi trong phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các câu hỏi có độ dài vừa phải, chỉ từ 1-3 dòng.
- Chú ý cách diễn đạt dễ hiểu, ngắn gọn, đơn giản và nên đặt câu hỏi quan trọng nhất lên đầu bảng khảo sát để tránh sự xao nhãng.
Ví dụ như: Anh/ chị có đồng ý cho con đi học trở lại vào ngày … tháng … năm … không?
Sau đó mới đến các câu hỏi về lý do phụ huynh đồng ý hay không đồng ý, tình hình học tập của các con ở nhà, … và thu thập thêm các ý kiến đề xuất khác của phụ huynh.
- Số lượng câu hỏi cũng không nên quá nhiều, dễ gây phân tán mà nên tập trung, có nội dung trọng tâm xoay quanh mục tiêu khảo sát.
- Đáp án trắc nghiệm chỉ nên có tối đa 5 lựa chọn. Với các câu hỏi có đáp án khác do người nhận khảo sát tự ghi chú thêm thì nên để khoảng trắng rộng một chút.
- Các câu hỏi thu thập thông tin cá nhân về phụ huynh học sinh thì không nên hỏi quá riêng tư, tránh hỏi về các vấn đề nhạy cảm.
- Nên cân nhắc khi đưa ra câu hỏi có các câu trả lời dạng: “Tôi không biết” hoặc “Câu hỏi không phù hợp với tôi” vào phiếu khảo sát. Vì có khả năng phụ huynh học sinh sẽ không muốn trả lời một số câu hỏi dẫn tới tình trạng thiếu thông tin thu thập được và có thể gây khó khăn cho việc phân tích dữ liệu chung.
- Về dạng câu hỏi khảo sát thì người lập bảng hỏi nên kết hợp cả các câu hỏi đóng (Có/không, đồng ý/không đồng ý …). câu hỏi mở (Cho ý kiến khác, nếu có) hoặc hỗn hợp (có các phương án trả lời sẵn và thêm 1 phương án là ý kiến khác).
Sự đa dạng trong câu hỏi này sẽ giúp phụ huynh học sinh khi trả lời phiếu khảo sát không bị động, nhàm chán, có không gian để lựa chọn và nêu ý kiến theo quan điểm của mình.
Từ đó có thể giúp thông tin thu thập được đa dạng hơn, không rập khuôn, gò ép mà vẫn trong khuôn khổ nội dung câu hỏi.
Bước 4: Thống kê thông tin dữ liệu và phân tích kết quả khảo sát
Đây là bước cuối cùng tối quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình khảo sát.
Sau khi phát phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh, kết quả thống kê thu được sẽ được biểu diễn như sau:
Ví dụ trên đây là bảng kết quả phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh về nhu cầu cho con đi học nếu có đủ điều kiện dựa vào tỷ lệ lựa chọn của phụ huynh trên tổng số phiếu được phát ra.
Từ kết quả khảo sát có thể đánh giá được mục tiêu khảo sát đã thực hiện được hay chưa, từ đó giúp người thực hiện phiếu khảo sát có được phương hướng phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trong các bảng hỏi.
Như vậy, phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh cũng có những đặc điểm giống và khác so với phiếu khảo sát nói chung. Rất mong nhận được sự chia sẻ nhiều hơn nữa từ các bạn để mọi người cùng tham khảo!