Trải qua hơn hai thập kỷ xây dựng “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là điều được Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh. Do đó, Phong trào ấy vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển, đồng thời từng bước khẳng định được vị thế, vai trò của văn hóa góp phần to lớn cho công cuộc “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Chính vậy, phong trào ấy luôn luôn được đề cao và thực hiện thông qua 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Và điều đó sẽ được thể hiện một cách cụ thể qua bài viết dưới đây.
Từ năm 2000 đến nay, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những tư tưởng, giá trị và lối sống văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày càng được phát huy, đề cao như “Uống nước nhớ nguồn”, “ Tôn sư trọng đạo”, “Lá lành đùm lá rách”, ý chí tự lập, tự lực. Hơn nữa, các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ cũng ngày càng phát triển với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đưa tên tuổi Việt Nam lớn mạnh, được nhiều bạn bè quốc tế biết tới và quan tâm.
5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau “xóa đói, giảm nghèo”, thực hiện nếp sống văn hóa kỷ cương, tuân thủ pháp luật, giữ gìn môi trường sạch – đẹp – an toàn, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh.
Nội dung thứ nhất, đoàn kết giúp nhau “xóa đói giảm nghèo”.
Trong suốt thời gian vừa qua, nội dung toàn dân đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nội dung ấy đã được các ngành địa phương triển khai thực hiện và đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tính qua năm 2005 nền kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng hộ nghèo và đói vẫn còn đông (4,6 triệu hộ lên đến 26%). Nhưng thông qua công tác xóa đói giảm nghèo hiệu quả tính đến năm 2015 cả nước thống kê số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhiều (2,31 triệu hộ chiếm 9,78% tổng số hộ cả nước). Điều này đã minh chứng nội dung này được đề cao và thực hiện một cách có hiệu quả, đoàn kết và đồng thời luôn luôn đề xuất, sửa đổi, tích hợp các chính sách xóa đói giảm nghèo, ưu tiên khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, cho người dân vay vốn làm ăn có hoàn trả với lãi suất thấp để từ đó hướng tới một xã hội chủ nghĩa ấm lo, hạnh phúc.
Nội dung thứ hai, thực hiện nếp sống văn hóa kỷ cương, pháp luật.
Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêm việc thực hiện nếp sống văn hóa kỷ cương, pháp luật đã có nhiều biến chuyển tích cực thông qua việc tuyên truyền cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Từ đó cho thấy những nhận thức, tư tưởng của các cán bộ nhân dân ngày càng nâng cao, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn xã hội hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa của người dân.
Nội dung thứ ba, xây dựng môi trường sạch – đẹp – an toàn.
Xây dựng môi trường sạch – đẹp – an toàn cũng là một trong năm nội dung quan trọng cơ bản trong “5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.” Môi trường bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần, muốn xây dựng một môi trường sạch – đẹp – an toàn cần chú trọng xây dựng cả hai môi trường trên. Môi trường vật chất sạch, đẹp an toàn, tinh thần đảm bảo an toàn từ đó tạo động lực sống và làm việc cho người dân, ngày càng phát triển theo hướng tích cực.
Nội dung thứ tư, xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
Nội dung này được coi là nội dung trọng tâm nhất trong 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Thiết chế văn hóa cơ sở gồm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, tổ chức cán bộ và nội dung công tác để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, do vậy thiết chế văn hóa cơ sở là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, về phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Hơn nữa, xây dựng nâng cao phong trào văn hóa như các gia đình văn hóa, cùng với văn nghệ, thể dục thể thao vừa nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần hướng tới cuộc sống hạnh phúc của toàn dân, toàn xã hội.
Nội dung thứ năm, xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh.
Qua hơn hai thập kỷ dựng xây, xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh qua thực tiễn xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, các quyền con người, công dân được đảm bảo tốt hơn, tổ chức bộ máy vận hành từng bước được đổi mới hoàn thiện sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Kết bài
Với 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, qua quá trình triển khai, nhiều giá trị văn hóa mới tiên tiến được tiếp thu một cách có chọn lọc trên cơ sở bồi đắp những vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc. chú trọng “hòa nhập chứ không hòa tan”. Từ đó vừa phát huy tốt tinh thần yêu nước, yêu màu cờ sắc áo, vừa kích lệ, khơi dậy, phát huy một cách tích cực tài năng, trí tuệ của các cá nhân, các tập thể cùng nhau ra sức học tập, lao động sản xuất từ bản làng đến thành thị, từ nông thôn đến thành phố, từ khắp các vùng miền trên đất nước, tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.